Tình thế đảo chiều sau một năm đón sóng FDI

Tình thế đảo chiều sau một năm đón sóng FDI

Tình thế đảo chiều sau một năm đón sóng FDI

Tình thế đảo chiều sau một năm đón sóng FDI

Tình thế đảo chiều sau một năm đón sóng FDI
Tình thế đảo chiều sau một năm đón sóng FDI
Tin nganh da

Tình thế đảo chiều sau một năm đón sóng FDI

Thứ năm, 23/9/2021, 12:08 (GMT+7)

Tình thế đảo chiều sau một năm đón sóng FDI

Từng là điểm đến ưa thích của làn sóng dịch chuyển FDI vào năm ngoái nhưng tới nay, Việt Nam đang "mất điểm" khi sản xuất đình trệ kéo dài vì dịch.

Một năm trước, việc kiểm soát dịch thành công khiến Việt Nam "ghi điểm", trở thành một trong những trung tâm đón làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc. Trong bối cảnh doanh nghiệp toàn cầu đẩy nhanh đa dạng hoá chuỗi cung ứng, các cuộc thảo luận "dọn tổ đón đại bàng và chim sẻ" diễn ra sôi nổi.

Năm ngoái, Việt Nam cũng lần đầu lọt vào danh sách 20 nền kinh tế nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất với 16 tỷ USD đổ vào. Trong khi FDI toàn cầu giảm ở mức hai chữ số, dòng vốn này tại Việt Nam vẫn duy trì phong độ, gần như đi ngang.

Tuy nhiên, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 bùng phát cùng với các biện pháp phong toả kéo dài tại đầu tàu kinh tế TP HCM và các tỉnh lân cận, đang khiến tình thế thay đổi. Một số doanh nghiệp FDI cho biết họ "đang suy nghĩ lại".

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc với các đại biểu doanh nghiệp châu Âu tại một cuộc làm việc giữa tháng 9 năm nay. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
i chứng" trong ngắn hạn nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến hấp dẫn nhờ nền tảng vĩ mô vững chắc.

Đợt dịch thứ 4 cùng với các biện pháp chống dịch khắt khe là cú sốc với các doanh nghiệp Mỹ, điều mà theo ông Thành sẽ để lại "di chứng". Di chứng này kéo dài bao lâu phụ thuộc vào các chính sách cụ thể của chính phủ được ban hành trong thời gian 1-2 tháng tới. Tư duy "tắt – bật" nền kinh tế từ trước đến nay của Việt Nam là cách tiếp cận thuần tuý về y tế. Nhà hoạch định chính sách cho rằng khi mở theo lộ trình 30%, 50% hay 70% thì doanh nghiệp sẽ hoạt động tương ứng với công suất đó. Nhưng doanh nghiệp không tư duy như vậy.

Đối với các doanh nghiệp FDI đặt hàng quy mô lớn, điều quan trọng nhất là tính ổn định của chuỗi cung ứng. Kể cả khi cho phép mở lại kinh tế nhưng doanh nghiệp sẽ không hoạt động theo công suất như nhà hoạch định chính sách kỳ vọng. Doanh nghiệp sẽ nhìn vào thị trường để thấy mức công suất nào là khả thi và ổn định nhất, tuỳ vào cách tiếp cận chống dịch của thị trường, ông Thành khẳng định.

Ảnh hưởng của đợt dịch lần 4 lên dòng vốn FDI theo ông Vũ Tú Thành là kế hoạch mở rộng hoặc đầu tư mới của nhóm câu lạc bộ tỷ USD trong ngành hàng xuất khẩu điện tử, giày da, may mặc, đồ gỗ... khó đảm bảo như cam kết trước đây. Với các ngành thâm dụng vốn lớn như năng lượng, bức tranh sẽ sáng sủa hơn nếu Chính phủ xử lý được các nút thắt căn bản từ đó lượng FDI có thể tăng mạnh.

Lượng đơn hàng FDI tại Việt Nam sụt giảm nhưng đại diện các hiệp hội cũng nhấn mạnh rằng điều đó không đồng nghĩa với doanh nghiệp rời khỏi Việt Nam.

Trong cuộc họp giữa tháng 9, Chủ tịch Eurocham tại Việt Nam Alain Cany thừa nhận sự dịch chuyển đơn hàng là có nhưng chưa doanh nghiệp châu Âu nào rời đi.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cũng khẳng định, thông tin doanh nghiệp FDI rời khỏi Việt Nam "là chưa chính xác". Tình huống ở đây có nghĩa là đơn đặt hàng được chuyển ra khỏi Việt Nam "chứ không hẳn doanh nghiệp đi khỏi đây".

Cũng theo nhận định của Ngân hàng HSBC, đợt bùng dịch biến chủng Delta đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng trụ vững của chuỗi cung ứng Việt Nam, đặc biệt là từ các ông lớn ngành công nghệ. Tuy nhiên, nền tảng vĩ mô vững mạnh của Việt Nam cùng với tỷ lệ tiêm chủng sớm đạt 70% dân số sẽ giúp các nhà đầu tư gạt bỏ những biến động ngắn hạn do Covid-19. Nhiều thách thức nhưng theo nhà băng này, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong thời gian tới.

Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam cũng khẳng định, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn về thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp tục hưởng lợi trong quá trình chuỗi cung ứng trên toàn cần đang thay đổi, sự căng thẳng thương mại Trung - Mỹ, gián đoạn sản xuất ở các khu vực khác.

NGUỒN : Vnexpress.net

Facebook
backtop