Dịch COVID-19 đang đẩy ngành da giày vào thách thức kép

Dịch COVID-19 đang đẩy ngành da giày vào thách thức kép

Dịch COVID-19 đang đẩy ngành da giày vào thách thức kép

Dịch COVID-19 đang đẩy ngành da giày vào thách thức kép

Dịch COVID-19 đang đẩy ngành da giày vào thách thức kép
Dịch COVID-19 đang đẩy ngành da giày vào thách thức kép
Tin nganh da

Dịch COVID-19 đang đẩy ngành da giày vào thách thức kép

Với tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục phức tạp, ngành da giày đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt trầm trọng nguồn nguyên liệu sản xuất và khó khăn đầu ra khi thị trường xuất khẩu lớn thứ ba là Trung Quốc đang gặp khó.
 

Mặc dù có vị trí xuất khẩu nhất nhì thế giới, nhưng việc phụ thuộc quá lớn về nguyên phụ liệu nhập khẩu khiến ngành da giày Việt Nam phải gánh chịu tổn thất nặng nề trong những tình huống tương tự như dịch bệnh COVID-19 hiện nay

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày đạt 716 triệu USD, giảm 11% so với cùng kì năm 2019. Tăng trưởng xuất khẩu da giày trong tháng 2/2020 ở mức 3%, trị giá 2,7 tỉ USD. 

Hiện Việt Nam đang nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, giày dép từ 25 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó Trung Quốc chiếm gần 50%, tiếp theo là Hàn Quốc chiếm 11%, hai thị trường đang chịu ảnh hưởng khi dịch COVID-19 lây lan mạnh.

Theo đó, tình hình sản xuất và kinh doanh được dự báo sẽ trở nên khó hơn trong tháng 3 khi hầu hết các doanh nghiệp ngành da giày dự kiến chỉ dự trữ đủ nguồn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất đến hết tháng 2 hoặc đầu tháng 3/2020.

Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam cho rằng ngành này đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc. Trong trường hợp các nhà máy tại Trung Quốc chậm cung cấp nguyên, phụ liệu sẽ khiến các công ty da giày vỡ kế hoạch sản xuất, không đáp ứng được tiến độ giao hàng. 

Tại buổi làm việc với Bộ Công Thương mới đây, ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết Trung Quốc cũng như một số quốc gia đang bùng phát dịch bệnh khác như Hàn Quốc, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ lớn đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt là các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, túi xách, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại di động và linh kiện... 

“Vì vậy ảnh hưởng của dịch bệnh cũng sẽ tác động đến kim ngạch xuất khẩu và thị trường tiêu thụ ngoài nước của các ngành hàng trên”, ông Hoài cho hay.

Dịch Covid-19 đang đẩy ngành da giày vào thách thức kép - Ảnh 1.

Da giày là một trong những ngành hàng nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Ảnh: Như Huỳnh.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2019 của ngành da giày đạt 22 tỉ USD, trong đó hơn 18,3 tỉ USD là giày dép, 3,7 tỉ USD là túi xách, trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau Mỹ và châu Âu, với kim ngạch 1,776 tỉ USD, tăng 19,3% so với năm trước.

Bước sang năm 2020, ngành da giày đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 24 tỉ USD, giữ  tốc độ tăng trưởng 10%.

Tuy nhiên, nếu diễn biến dịch cúm Covid-19 kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức mua của thị trường Trung Quốc, dẫn tới ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành trong năm 2020.

Do đó, Cục Công nghiệp đề xuất Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương liên quan làm việc với phía Trung Quốc trong việc xem xét áp dụng hợp lí các biện pháp kiểm soát biên giới có giới hạn để bảo đảm nguồn nguyên phụ liệu, linh phụ kiện đầu vào sản xuất cho các doanh nghiệp công nghiệp trong nước. 

Đồng thời khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chủ động tìm nguồn cung cấp nguồn nguyên phụ liệu thay thế. Khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất các nguyên phụ liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp như dệt may, da giày, là các ngành phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, tăng cường sản xuất để đáp ứng một phần nhu cầu nội địa.

Facebook
backtop