Ngành da giầy được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh từ 8-15%

Ngành da giầy được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh từ 8-15%

Ngành da giầy được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh từ 8-15%

Ngành da giầy được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh từ 8-15%

Ngành da giầy được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh từ 8-15%
Ngành da giầy được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh từ 8-15%
Tin nganh da

Ngành da giầy được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh từ 8-15%

NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM

Ngành công nghiệp thuộc da thế giới được đặc trưng bởi các doanh nghiệp gia đình nhỏ hoặc vừa. Những nước có ngành công nghiệp thuộc da phát triển nhanh nhất như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia gặp khó khăn trong việc cung cấp nguyên liệu và phải nhập khẩu số lượng lớn da nguyên liệu. Hiện nay, nhiều xưởng thuộc da đã được xây dựng ở các nước này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về da, trong khi hầu hết các xưởng thuộc da ở châu Âu, Nhật Bản và Mỹ đều đã ngưng hoạt động. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ da trên thế giới là không đáng kể đối với da bò và giảm 2%/mỗi năm cho da cừu và dê. Ngược lại, tiêu thụ da ở các nước đang phát triển lại có xu hướng tăng mạnh. Ở vùng Viễn Đông đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi những cải tiến trong thu nhập kết hợp với tăng công suất thuộc da và tăng hiệu quả trong sản xuất giầy dép thúc đẩy tăng nhu cầu.

Vùng Viễn Đông vẫn tiếp tục là khu vực nhập khẩu ròng lớn nhất của da bò. Nguyên nhân là do sự phát triển của các sản phẩm thuộc da và sản xuất giầy dép ở Trung Quốc, Việt Nam… Xuất khẩu da bò từ châu Phi có tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng do có nguồn cung quan trọng của các nước như Kenya, Ethiopia, Somalia và Zimbabwe, trong khi xuất khẩu của cừu và dê da có khả năng bị giảm do ảnh hưởng giảm nhu cầu trong nước.

Tổng sản lượng giầy dép toàn cầu duy trì 23 tỷ đôi liên tục trong 2 năm qua sau thời gian tăng trưởng bình quân 15% từ 2010 – 2014. Trong đó, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam là các quốc gia sản xuất giầy dép lớn nhất thế giới với 70% tổng sản lượng thế giới.

Sản xuất Da Giầy là một ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, tuy nhiên, hiện nay sản xuất của Ngành Da Giầy vẫn chủ yếu theo hình thức gia công xuất khẩu, với nguồn cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào theo chỉ định của khách hàng nhập khẩu, do đó giá trị gia tăng của sản phẩm thấp và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp từ nước ngoài. Hàng năm Việt Nam tiêu tốn hàng tỷ USD để nhập khẩu. Tỷ lệ nội địa hóa ngành Da-Giầy ở mức 50%, chưa đủ để đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu của các Hiệp định thương mại (hầu hết là 55%) đã ký kết và đang trong quá trình đàm phán. Đối với sản phẩm giầy dép da tỷ lệ nội địa hóa thậm chí còn thấp hơn do phụ thuộc vào nguồn da thuộc nhập khẩu.

Ngành Da Giầy Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ những biến động của Trung Quốc như: việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, giá nhân công tăng cao. Bên cạnh đó, là việc nhiều nhà đầu tư ngành Da Giầy chuyển hướng sang đầu tư và mở rộng sản xuất tại Việt Nam (tận dụng nguồn nhân công giá rẻ), vừa để giảm rủi ro đầu tư tại Trung Quốc. Cùng với đó là sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu giầy dép năm 2017 đạt xx.xxx tỷ USD, tăng 12.7% so với cùng kỳ năm 2016. Trong khi đó, tại Trung Quốc, do chi phí sản xuất có xu hướng tăng, các doanh nghiệp Da Giày FDI có xu hướng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ngành Da Giầy được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh từ 8-15% trong giai đoạn 2018 đến năm 2020 có thể đạt trên 19.1 tỷ USD.

Facebook
backtop