Hỗ trợ doanh nghiệp da giày khôi phục sản xuất

Hỗ trợ doanh nghiệp da giày khôi phục sản xuất

Hỗ trợ doanh nghiệp da giày khôi phục sản xuất

Hỗ trợ doanh nghiệp da giày khôi phục sản xuất

Hỗ trợ doanh nghiệp da giày khôi phục sản xuất
Hỗ trợ doanh nghiệp da giày khôi phục sản xuất
Tin nganh da

Hỗ trợ doanh nghiệp da giày khôi phục sản xuất

Do bị hủy, hoãn đơn hàng và lượng tồn kho ngày càng cao, hoạt động của các doanh nghiệp (DN) da giày đang gặp nhiều khó khăn. Nếu dịch Covid-19 không sớm được khống chế, khả năng hàng triệu người lao động của ngành da giày rơi vào tình trạng thất nghiệp và nhiều DN trong ngành đứng trên bờ vực phá sản là điều khó tránh khỏi.

 

Hỗ trợ doanh nghiệp da giày khôi phục sản xuất

Sản xuất giày tại Công ty cổ phần Công nghiệp Đông Hưng (tỉnh Bình Dương).

“Đóng băng” đầu ra

Chia sẻ về những khó khăn ngành da giày đang phải đối diện, Chủ tịch Hiệp hội Da giày tỉnh Bình Dương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nam Bình Nguyễn Quang Vũ cho biết, khi dịch Covid-19 xảy ra và lan rộng tại các nước trên thế giới đã khiến nguồn cung về nguyên liệu bị “đứt đoạn”, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất của các DN. Trong khi nguồn vật tư chưa được khắc phục, các khách hàng lớn ở châu Âu, Mỹ liên tiếp hủy, hoãn đơn hàng khiến các DN càng thêm điêu đứng. Hiện đơn hàng xuất khẩu đã bị giảm hơn 50% và sẽ tăng lên trong thời gian tới. Nếu dịch bệnh không được kiểm soát, chắc chắn hoạt động DN phải co lại, thậm chí dừng sản xuất do thiếu vốn đầu tư.

Chung quan điểm, Giám đốc Công ty TNHH Giày Tuấn Việt Trần Văn Tắc cho biết, bên cạnh những đơn hàng đã bị hủy, giãn tiến độ giao hàng, đơn vị vẫn cố gắng thực hiện những đơn hàng còn lại để tạo công ăn việc làm cho hơn 1.100 lao động. Tuy nhiên, cũng chỉ sản xuất cầm chừng, bởi trên thực tế, DN luôn trong trạng thái lo lắng khi các đối tác báo tin xấu. Chính vì vậy, DN phải cân nhắc và trông chờ vào tín hiệu thị trường từ Mỹ, châu Âu để quyết định có sản xuất nữa hay không, bởi nếu cố sản xuất, hàng không tiêu thụ được, lượng tồn kho lớn rất nguy hiểm. Hiện đơn vị đang bị tồn kho hàng trăm nghìn đôi giày. Trong khi đó, đây là những sản phẩm thời trang, nếu không tiêu thụ được, nằm tồn kho sẽ “cõng” theo các loại chi phí kho bãi, bảo quản..., tiềm ẩn nhiều nguy cơ và là gánh nặng đè lên vai DN. Mặt khác, nếu tiếp tục sản xuất khoảng 1 đến 2 tháng nữa, lúc đó hàng tồn kho càng lớn, vốn tồn đọng lên tới 5 đến 6 triệu USD cộng với các chi phí khác như lương công nhân, tiền điện, nước,... sẽ khiến DN hết vốn, khó gượng dậy sau dịch bệnh. Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, DN “giữ chân” được lao động là rất quý, tuy nhiên, khi nguồn đầu ra bị “đóng băng” bắt buộc DN phải thu hẹp sản xuất. Lúc đó, DN chỉ duy trì được lực lượng sản xuất mẫu, số còn lại phải nghỉ việc hoặc tiếp tục làm sẽ bị giảm, hưởng lương theo thỏa thuận.

Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Giày Phúc Yên Trần Quang Vinh cho biết thêm, mặc dù nguồn nguyên liệu nhập khẩu đã được nối lại nhưng sản phẩm lại bí đầu ra, không tiêu thụ được khiến DN gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tại, sản lượng giày đã giảm 40 đến 50% so cùng kỳ nhưng trong những tháng tới DN không biết “đi đâu về đâu”. Bởi phần lớn sản phẩm sản xuất ra dành cho xuất khẩu cho nên rất khó tiêu thụ tại thị trường trong nước do giá thành cao. Với quy mô 1.500 lao động, mỗi tháng DN phải trả trợ cấp cho người lao động 70% lương tối thiểu vùng, tức là phải chi trả hơn ba tỷ đồng/tháng. Đây là số tiền lớn đối với DN trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Nếu tình hình không được cải thiện, khả năng cao DN phải tiến hành giãn, giảm lao động hoặc cho nghỉ chờ việc. Theo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), với tình hình thị trường như hiện nay, dự báo tới hết tháng 4, phần lớn DN sẽ ngừng hoạt động, ảnh hưởng tới khoảng 1,2 triệu lao động trong ngành. Trong tháng 5, số lao động thất nghiệp sẽ tăng lên khoảng 1,5 triệu người.

Đáp ứng nhu cầu sản xuất

Đánh giá về tình hình sản xuất trên địa bàn, lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Bình Dương cho biết, da giày và dệt may là hai trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, trong đó, da giày chiếm tỷ trọng 12,11% và hàng dệt may chiếm tỷ trọng 9,86%. Tuy dịch bệnh tại thị trường Trung Quốc đã có chuyển biến tích cực, nhưng phần lớn DN cung cấp nguyên liệu vẫn chưa hoạt động trở lại. Mặt khác, dịch bệnh diễn biến phức tạp và tiếp tục lan rộng ở các nước đã làm tăng nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu cho ngành dệt may và da giày. Ngay cả các DN trong nước sản xuất nguyên liệu cho hai ngành này cũng nhập khẩu nguyên liệu thô từ Trung Quốc. Do đó, lượng hàng dự trữ không nhiều, cho nên các DN cũng chỉ duy trì sản xuất và cung cấp nguyên liệu đến hết tháng 5.

Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, tiếp tục lan rộng sang các thị trường xuất khẩu chủ yếu: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và các nước châu Âu, để trụ vững, DN phải triển khai các giải pháp tổng thể như tìm các sản phẩm mới thay thế, đáp ứng nhu cầu mùa dịch; tìm kiếm, đẩy mạnh phát triển thị trường mới. Tập trung phát triển thị trường trong nước nhằm vượt qua khó khăn, thách thức hiện nay. Chủ tịch Hiệp hội Da giày tỉnh Bình Dương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nam Bình Nguyễn Quang Vũ cho biết, trong tương lai gần, lượng hàng xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm do cách ly xã hội của các nước vẫn còn hiệu lực, sức mua giảm và khách cũng cầm chừng để chờ sau dịch. Do đó, đây là lúc tập trung cho thị trường trong nước, kêu gọi người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, qua đó giúp các thương hiệu Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường. Mặt khác, cần đẩy nhanh việc hỗ trợ kịp thời theo chỉ đạo của Chính phủ, nếu không, rất có thể nhiều DN sẽ “chết” trước khi nhận được hỗ trợ.

Tương tự, Giám đốc Công ty TNHH Giày Tuấn Việt Trần Văn Tắc khẳng định, gói hỗ trợ tín dụng của Chính phủ là giải pháp hữu hiệu cho DN vượt khó. Tuy nhiên, cần phải có sự giám sát, chỉ đạo quyết liệt từ trên xuống thì DN mới có thể tiếp cận nguồn vốn này. Trong đó, phải giúp DN được khoanh, giãn nợ khoản vay ngân hàng, cho giải ngân gói mới,... nhằm tiếp cận dòng tiền. Thực tế, việc tiếp cận các gói hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn, buộc DN phải tìm mọi cách tự cứu mình trước khi chạm được vào “phao cứu trợ” của Nhà nước.

Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) Phan Thị Thanh Xuân cho biết, các hợp đồng đàm phán của quý II, thậm chí quý III chưa thể chốt được do lượng tiêu thụ tại châu Âu và Mỹ giảm mạnh sau các lệnh phong tỏa, đóng cửa điểm bán ở những quốc gia này. Điều đó, không chỉ gây ảnh hưởng tới tài chính của DN mà còn là vấn đề việc làm, thu nhập và biến động lao động sau dịch bệnh. Trước thực trạng nêu trên, Hiệp hội đã kiến nghị Chính phủ cho phép DN được gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập DN năm 2019, 2020; hoãn nộp thuế VAT đến hết quý IV-2020; gia hạn và miễn, giảm tiền thuê đất, phí hạ tầng khu công nghiệp, phí xử lý nước thải trong thời gian nhà máy dừng hoạt động,... để giúp DN giảm khó và vực dậy sau đại dịch.

Facebook
backtop